CHUẨN ĐẦU RA
Ngày tạo: 05/01/2018 | Lượt xem : 1830 |

CHUẨN ĐẦU RA:

a. Kiến thức:
•    Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp.
•    Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt.  
•    Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244-2245.
•    Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công. 
•    Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề.
•    Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí.
•    Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại.
•    Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng.
•    Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ.
•    Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn.
•    Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất.
•    Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành.
•    Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
•    Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC).
•    Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp  nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất.
•    Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập.
•    Có trách nhiệm, thái độ ứng xử tốt, giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ một cách hợp lý.
•    Có khả năng làm việc nhóm.
•    Có khả năng tiếp tục học tập lên cao. 
b. Kỹ năng:
•    Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp.
•    Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
•    Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay.
•    Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề.
•    Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật.
•    Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ 7 - 9, độ nhám từ Rz 20 – Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
•    Có khả năng vận hành, điều chỉnh  máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ 8 - 10, độ nhám từ Rz 20 – Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
•    Phát hiện và sửa chữa  được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công.
•    Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản.
•    Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản.
•    Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ 7 - 9, độ nhám từ Rz 20 – Ra2.5 đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
c. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Vị trí công việc lả được sau khi tốt nghiệp: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật. Khi có kinh nghiệm có khả năng lảm được: tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các xí nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí hoặc có khả năng tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.